04/04/2022

Có nên bổ sung vitamin C khi bị cảm lạnh?


SKĐS - Cảm lạnh thông thường là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Người bình thường có thể mắc vài lần một năm. Bổ sung vitamin C có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc bệnh...

1. Tác dụng của vitamin C với cảm lạnh thông thường

Vào khoảng năm 1970, ông Linus Pauling, người đoạt giải Nobel về hóa học đã phổ biến lý thuyết rằng, vitamin C giúp điều trị cảm lạnh. Ông đã xuất bản một cuốn sách về cách phòng chống cảm lạnh bằng cách sử dụng lượng lớn vitamin C, hoặc lên đến 18.000 mg mỗi ngày trong khi lượng khuyến nghị vitamin C hàng ngày (RDA) là 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới. Vào thời điểm đó, không có nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh điều này là đúng.

Nhưng trong vài thập kỷ sau đó, nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã kiểm tra xem liệu vitamin này có ảnh hưởng gì đến cảm lạnh thông thường hay không, nhưng kết quả cũng không khả quan. Một phân tích của 29 nghiên cứu bao gồm 11.306 người tham gia kết luận rằng việc bổ sung 200 mg vitamin C trở lên không làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh.

Triệu chứng cảm lạnh, cách điều trị và phòng ngừa | Hapacol

Tuy nhiên, bổ sung vitamin C thường xuyên có một số lợi ích, bao gồm:

  • Giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh: Vitamin C làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, khiến bệnh ít nghiêm trọng hơn.
  • Rút ngắn thời gian bị cảm lạnh: Các chất bổ sung làm giảm thời gian phục hồi trung bình 8% ở người lớn và 14% ở trẻ em.

Mặc dù bổ sung vitamin C không ảnh hưởng đến nguy cơ bị cảm lạnh, nhưng chúng dường như làm giảm mức độ nghiêm trọng và giảm thời gian mắc bệnh.

2Vitamin C làm giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh như thế nào?

Bổ sung vitamin C sao cho đúng cách?

Vitamin C là một chất chống oxy hóa và cần thiết để sản xuất collagen trong da. Collagen là loại protein giữ cho da và liên kết các mô được dẻo dai, linh hoạt.

Vitamin C cũng tập trung nhiều trong các tế bào miễn dịch và các tế bào này nhanh chóng bị cạn kiệt trong thời gian bị nhiễm trùng. Trên thực tế, sự thiếu hụt vitamin C làm suy yếu đáng kể hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bổ sung đủ vitamin C trong thời gian bị nhiễm trùng là cần thiết.

3. Các chất dinh dưỡng khác tốt cho người mắc cảm lạnh

Không có cách chữa khỏi cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng có thể làm giảm các triệu chứng và giúp cơ thể phục hồi.

- Flavonoid: Đây là những chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau quả. Các nghiên cứu cho thấy rằng các chất bổ sung flavonoid có thể làm giảm trung bình 33% nguy cơ nhiễm trùng ở phổi, mũi và họng.

- Tỏi: Loại gia vị phổ biến này có chứa một số hợp chất kháng khuẩn có thể giúp chống lạinh nhiễm trùng đường hô hấp. Tỏi đã được chứng minh là một phương pháp điều trị để ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu, cũng như thời gian bạn bị ốm. Nó cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng...

Bổ sung vitamin C sẽ không làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh, nhưng nó có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm mức độ nghiêm trọng các triệu chứng của cảm lạnh.

Tuy nhiên, khi bổ sung cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng đúng liều lượng và thời gian cần để bổ sung. Không dùng quá liều khuyến cáo, vì lạm dụng vitamin C có thể gây một số tác dụng phụ bất lợi như: Tiêu chảy và buồn nôn; gây ứ sắt (vì vitamin C làm tăng cường hấp thu sắt), tăng nguy cơ sỏi thận…

Để đáp ứng các yêu cầu vitamin C cơ bản này của cơ thể, bạn nên tiêu thụ thực phẩm có nhiều vitamin C như: Cam, ổi, ớt chuông đỏ…