31/08/2023

Đau nửa đầu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?


Đau nửa đầu là bệnh lý chiếm khoảng 20% trong số những người bị chứng đau đầu hiện nay. Đáng lo ngại hơn, bệnh không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống, mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hại cho sức khoẻ như: trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực… Do đó, việc chủ động tìm hiểu sớm để phòng ngừa mắc bệnh là điều hết sức cần thiết.

Đau nửa đầu là bệnh gì? 

Đau nửa đầu Migraine (gọi tắt là đau nửa đầu) là cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Cơn đau có tần suất và mức độ khác nhau tùy từng lần tái phát, diễn biến có thể từ đau vừa chuyển sang đau nhói, đau nặng nề một bên đầu.

Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí vài ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt. Khi cơn đau tái phát, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với tiếng ồn, rối loạn thị giác,…

Hiện nay, y học chia bệnh đau nửa đầu Migraine thành 2 loại phổ biến:

  • Đau nửa đầu có dấu báo thoáng qua: Trước khi cơn đau đầu xảy ra, người bệnh sẽ gặp một vài dấu hiệu cảnh bảo như nhìn thấy tia sáng lóe ra, hoa mắt, chóng mặt, giảm thị lực, ù tai, nói khó…

  • Đau nửa đầu không có dấu báo thoáng qua: Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu cảnh báo. Đây là loại đau nửa đầu rất hay gặp. Cơn đau thường có xu hướng nặng lên khi chúng ta di chuyển, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi…

Triệu chứng đau nửa đầu 

Một số người thường nhầm lẫn chứng đau đầu và đau nửa đầu là một loại nên thường nhầm lẫn 2 triệu chứng này với nhau. Tuy nhiên đau nửa đầu là một triệu chứng có những dấu hiệu riêng khác với chứng đau đầu. Để nhận biết rõ hơn về đau nửa đầu, bạn có tham khảo một số dấu hiệu sau:

  • Đau nhói một bên đầu: cơn đau này thường xảy ra theo cơn. Hoặc cơn đau có thể bắt đầu ở một bên và truyền sang bên còn lại. Đau nhức kèm theo hoa mắt, chóng mặt khi di chuyển, xuất hiện thêm biểu hiện buồn nôn. 

Đau nhói một bên đầu 

  • Thay đổi tâm trạng bất thường: Khi cơ thể cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người, tâm trạng bất thường, cáu kỉnh với mọi người có thể là dấu hiệu trước khi đau nửa đầu. 

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi: Dấu hiệu nhận biết thứ 2 của chứng đau nửa đầu là luôn thấy buồn ngủ, cơ thể uể oải, không tỉnh táo, không có năng lượng để làm việc, hoa mắt khó thở mà không rõ nguyên nhân. 

  • Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, mùi hương: Khi đau nửa đầu, người bệnh sẽ bị khó chịu với ánh sáng, tiếng ồn, mùi hương. Những yếu tố này sẽ tác động đến dây thần kinh người bệnh khiến họ cảm thấy đau đầu hơn.

  • Rối loạn thị giác: là dấu hiệu dễ nhận biết của chứng đau nửa đầu. Khi cơn đau vừa xảy ra, người bệnh sẽ có cảm giác hoa mắt, mọi thứ xung quanh chuyển động, cảm giác có ánh sáng chớp, không thể nhìn rõ mọi vật xung quanh.

  • Triệu chứng khác: tê cứng chân tay, khó nói chuyện, không thể kiềm chế những hành động tự phát của cơ thể, một số trường hợp nặng có thể bị mất thị lực tạm thời. 

Cho đến nay nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được giải thích rõ ràng, việc điều trị vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt nếu các cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám hoặc liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646866 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn. 

Đau nửa đầu có nguy hiểm không? 

Với các tình trạng thông thường, đau nửa đầu có thể tự hết mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp đau nửa đầu thường xuyên nếu không được thăm khám để chẩn đoán và điều trị đúng thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm: 

  • Mất ngủ: Cơn đau tấn công đột ngột có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm hoặc đau đến mất ngủ, không thể ngủ được. Việc mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý thần kinh nguy hiểm khác.

  • Chóng mặt: Người bị đau nửa đầu có thể cảm thấy hoa mắt chóng mặt, đầu quay cuồng, dẫn đến té ngã. Điều này rất nguy hiểm khi đang tham gia giao thông hoặc đang đứng trên cao, trên các bậc thang.

Đau nửa đầu dẫn đến hiện tượng chóng mặt 

  • Co giật: Trong thời gian bị đau nửa đầu hoặc ngay sau đó, người bệnh có thể xuất hiện những cơn co giật như động kinh.  

  • Đột quỵ: Bệnh đau nửa đầu có thể khiến lượng máu cung cấp lên não bị gián đoạn, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể và dẫn đến đột quỵ não.

  • Suy giảm chức năng não bộ: Đau nửa đầu nghiêm trọng, lặp lại nhiều lần dẫn đến tình trạng khó tập trung, suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy kém…

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Một biến chứng đau nửa đầu khác cực kỳ nguy hiểm chính là người bệnh có thể đối diện với nguy cơ giảm thị lực, mắt mờ hay thậm chí là mù vĩnh viễn.

Điều trị đau nửa đầu như thế nào? 

Cho đến nay nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được giải thích rõ ràng nên việc điều trị bệnh đau nửa đầu Migraine bao gồm điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau và giảm tái phát. Việc điều trị cụ thể thay đổi tùy thuộc vào tần suất và cường độ các cơn đau đầu của bệnh nhân.

Sử dụng viên uống hoạt huyết 

Trong các nguyên nhân dẫn tới đau đầu và đau nửa đầu, thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất. 

Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn não từ đó kéo theo đau nửa đầu là do huyết hư ứ trệ. Lưu lượng máu lên não giảm dẫn đến thiếu máu não với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ… Để điều trị tình trạng này cần sử dụng bài thuốc hoạt huyết giúp lưu thông huyết mạch. 

Viên uống Cửu bảo hoạt huyết với 9 vị thảo dược nổi tiếng như Đương quy, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Hoàng kỳ, Thục địa, Bạch quả, Việt quất, Hương phụ, có thể hỗ trợ cải thiện tốt tuần hoàn máu não, giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai,... do tuần hoàn máu kém và giúp phòng ngừa nguy cơ tai biến hiệu quả.

Sử dụng viên uống Cửu bảo hoạt huyết để giảm triệu chứng đau nửa đầu 

Sử dụng thuốc Tây 

Một số loại thuốc trị đau nửa đầu bác sĩ có thể kê như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc này bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen… có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ, đạt hiệu quả giảm đau khi các triệu chứng vừa mới xuất hiện. 

  • Thuốc chống nôn: Thường được chỉ định sử dụng khi người bệnh bị buồn nôn hoặc nôn ói.

  • Nhóm thuốc Triptans: Có tác dụng cân bằng các chất hóa học trong não. Triptans có sẵn dưới dạng thuốc viên.

  • Nhóm thuốc Ergotamine: Đây là nhóm thuốc đầu tiên được sử dụng cho người bệnh mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng.

  • Nhóm thuốc Opioids: Nếu việc sử dụng thuốc Triptans hoặc Ergotamine không giúp khắc chế cơn đau ở người bệnh hiệu quả, bác sĩ có thể kê thêm nhóm thuốc Opioids. Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh hơn nhiều lần các nhóm thuốc trước đó. Tuy nhiên, thuốc có nguy cơ gây nghiện nghiêm trọng, nên chỉ được kê đơn với liều thấp và người bệnh nên có sự tham khảo của bác sĩ chuyên khoa.

  • Nhóm thuốc Lasmiditan: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp giảm đau, buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.

Chứng đau nửa đầu gây những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hoặc các vấn đề về giấc ngủ. Không chỉ vậy, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý hoặc tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Do đó, nếu nghi ngờ bị đau nửa đầu, bạn hãy chủ động đến bệnh viện thăm khám hoặc liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646866 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn. 

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-headache/symptoms-causes/syc-20360201