30/08/2023

Mẹ phải làm sao khi bé bị loạn khuẩn đường ruột?


Mẹ có biết, vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của bé tuy nhỏ nhưng rất “lợi hại”? Bằng mắt thường không thể thấy chúng, nhưng khi tình trạng loạn khuẩn đường ruột xảy ra, đó sẽ là nỗi ám ảnh ngày đêm của mẹ. Nếu bị loạn khuẩn kéo dài, bé có thể chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng, còi xương, suy giảm miễn dịch,… Vậy làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa căn bệnh này? Mẹ hãy theo dõi bài viết sau nhé! 

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là gì? 

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Bình thường, trong đường ruột của người có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 500 - 1.000 loài khác nhau, trong đó có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.

Thông thường, khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở trạng thái cân bằng, quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại tốt thì sẽ kìm hãm và làm mất tác dụng của vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ lệ trên bị phá vỡ. Khi đó, trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống, hại khuẩn tăng lên.

Lúc này, trẻ thường bị đi ngoài phân sống, đi tiêu lỏng, đôi khi có lẫn một ít chất nhầy, máu. Trẻ có thể bị khó chịu do cảm giác đầy bụng, thậm chí sốt nhẹ. Đặc biệt, loạn khuẩn đường ruột ở trẻ thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng hơn cả, do hệ vi khuẩn đường ruột còn chưa hoàn thiện như người lớn.

Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

 Trẻ nhỏ bị loạn khuẩn đường ruột sẽ gặp phải một số triệu chứng ở đường tiêu hóa, thường sẽ có một số dấu hiệu dễ nhận biết như:

Chán ăn

Một trong những dấu hiệu sớm của tình trạng loạn khuẩn đường ruột là cảm giác chán ăn. Trẻ thường không có hứng thú với bữa ăn, ăn ít.

Chán ăn là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột 

Đau bụng, buồn nôn và nôn

Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ thường gặp phải biểu hiện đau bụng, đau co thắt bụng và đau theo cơn liên tục, mỗi cơn đau có thể diễn ra trong khoảng 3 đến 4 phút. Lúc đầu cơn đau thường ở mức độ nhẹ, nhưng sau đó mức độ đau sẽ tăng dần. Dù ăn rất ít hoặc chỉ uống nước nhưng trẻ vẫn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn liên tục.

Tiêu chảy

Dấu hiệu thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột chính là tiêu chảy. Những tác nhân gây hại tấn công đường ruột, kích thích đường ruột dẫn tới tiêu chảy. Lúc này, tính chất phân của của trẻ cũng thay đổi. Phân lỏng, phân sống thường có lẫn chất nhầy và ít máu kèm theo.

Một số vấn đề sức khỏe khác

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường cảm thấy mệt mỏi và lười vận động. Hơn nữa, triệu chứng tiêu chảy, đau bụng,… cũng khiến cho chất lượng giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Trường hợp loạn khuẩn đường ruột kéo dài trẻ sẽ bị chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng hoặc còi xương, gầy yếu,...

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bị loạn khuẩn hay nghi ngờ bị loạn khuẩn đường ruột. Mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để con được kiểm tra, chẩn đoán đúng và có biện xử trí tốt nhất. Hoặc mẹ có thể liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646866 để dược dược sĩ hỗ trợ tư vấn. 

Làm gì để điều trị loạn khuẩn đường ruột cho trẻ?

Nguyên tắc “vàng” khi xử lý loạn khuẩn đường ruột cho trẻ là tái thiết lập cân bằng vi sinh. Cụ thể dưới đây là vài mẹo nhỏ để mẹ có thể chăm con khỏe mạnh.

Dùng men vi sinh

Để hệ vi sinh đường ruột nhanh lấy lại sự cân bằng, việc bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột đóng vai trò rất quan trọng. Men vi sinh có chứa hàng tỷ lợi khuẩn. Vì vậy, việc dùng men vi sinh sẽ giúp các bé bổ sung Probiotic cho hệ đường ruột, đồng thời ức chế hại khuẩn phát triển. Nhờ đó trạng thái cân bằng vi sinh trong đường tiêu hóa sẽ được lập lại trạng thái cân bằng, đẩy lùi triệu chứng khó chịu.

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng men vi sinh dạng bột như Triplebacter.  Chủng lợi khuẩn trong Triplebacter bao gồm Bifidobacterium, Lactobacillus và Streptococcus faecalis. Đây là 3 chủng lợi khuẩn quan trọng nhất của đường ruột, cũng là một trong số ít các sản phẩm men vi sinh hiện nay chứa chủng lợi khuẩn có nguồn gốc từ con người. Nhờ vậy, Triplebacter được đánh giá có độ tương thích và sống sót trong đường ruột cao, tăng khả năng phát huy hoạt tính của lợi khuẩn khi ở trong đường ruột. 

Triplebacter giúp bổ sung các lợi khuẩn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, táo bón, ăn chậm tiêu, đầy bụng.

Bổ sung lợi khuẩn bằng việc sử dụng men vi sinh Triplebacter 

Dùng thuốc để trị triệu chứng

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ thường có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu. Với trường hợp này bác sĩ có thể kê cho bé sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn đồng thời giảm nhẹ cơn đau hiệu quả: 

  • Thuốc chứa ciprofloxacin, loại kháng sinh trị nhiễm trùng đường ruột do loạn khuẩn đường ruột.

  • Thuốc chứa rifaximin, loại kháng sinh trị các triệu chứng hội chứng ruột kích thích, một tình trạng phổ biến liên quan tới chứng loạn khuẩn ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

  • Thuốc chữa co-trimoxazole, một loại kháng sinh trị nhiễm trùng đường ruột và đường tiết niệu do rối loạn vi khuẩn.

Bù nước và chất điện giải

Với trường hợp bé bị mất nước do tiêu chảy và nôn ói nhiều, cha mẹ nên bù nước và chất điện giải cho con. Nước sôi để nguội và dung dịch oresol được khuyến khích dùng nhất. Ngoài ra mẹ cũng có thể bù dịch cho con bằng nước trái cây hoặc nước cháo loãng pha cùng chút muối.

Mẹ cũng có thể bổ sung dung dịch bù nước, bù điện giải dạng chai pha sẵn tiện lợi như Oredu để hạn chế được nhiều biến chứng do mất nước gây ra khi bị tiêu chảy  và nôn ói nhiều.

Thay đổi chế độ ăn hàng ngày

Chế độ ăn thiếu khoa học là nguyên nhân khiến trẻ loạn khuẩn đường ruột. Vì vậy để bé nhanh chóng cải thiện triệu chứng mẹ cần lưu ý những vấn đề sau trong những bữa cơm hàng ngày:

  • Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nếu trẻ phải uống sữa ngoài, mẹ hãy lựa chọn loại sữa không đường lactose

  • Bữa ăn của bé cần tăng cường chất xơ để giảm phát triển của hại khuẩn

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh bằng cách nấu chín, uống sôi, không dùng đồ ăn đã để qua đêm và rửa tay chân cho bé trước mỗi giờ cơm

  • Bổ sung sữa chua và các thực phẩm dễ tiêu vào trong thực đơn của bé chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, thịt gà,…

  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, mỗi bữa sử dụng thức ăn vừa phải để bé có đủ năng lượng cũng như nhu cầu dinh dưỡng

Cách phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu mẹ biết cách xây dựng lối sống khoa học. Cụ thể như sau:

  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng đề kháng cho hệ tiêu hóa

  • Vệ sinh bình sữa, núm vú, các dụng cụ pha sữa trước và sau mỗi lần sử dụng

Vệ sinh bình sữa cho trẻ để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột 

  • Trường hợp bé uống sữa ngoài mẹ cần pha theo liều lượng hướng dẫn. Tránh pha quá loãng hoặc quá đặc khiến chất lượng sữa ảnh hưởng

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, phù hợp với tuổi của bé. Ngoài ra quá trình chế biến mẹ cần đảm bảo vệ sinh, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào ruột của bé

  • Tuyệt đối không cho các bé ăn đồ ôi thiu, chế biến sẵn ngoài đường phố

  • Hãy tập cho bé thói quen rửa tay với xà phòng, nhất là lúc trước khi ăn

  • Không tự ý dùng kháng sinh để trị bệnh cho trẻ, trừ khi nhận được chỉ dẫn từ phía bác sĩ

  • Trẻ đến tuổi ăn dặm cần đảm bảo 4 nhóm chất chính là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất

Khi còn nhỏ, bé rất dễ bị loạn khuẩn đường ruột. Vì thế, mẹ hãy phòng bệnh ngay hôm nay bằng cách giúp bé có hệ tiêu hóa thật khỏe mạnh. Nếu còn bất kì băn khoăn gì về loạn khuẩn đường ruột, mẹ hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646866 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn. 

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/what-is-intestinal-dysbiosis-1945045