28/08/2023
Viêm loét dạ dày ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hoá qua từng năm. Bệnh gây ra nhiều đau đớn và phiền toái trong cuộc sống thường ngày nhưng nhiều người thường chủ quan không điều trị kịp thời, khiến viêm loét dạ dày nặng dần lên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Việc hiểu biết rõ bệnh viêm loét dạ dày là điều cần thiết để phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm, dẫn đến sưng và hình thành những vết loét trong niêm mạc dạ dày. Có 2 loại là viêm loét dạ dày cấp và mạn:
Viêm dạ dày cấp: là biểu hiện sưng, viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, xuất hiện những cơn đau dữ dội và theo từng đợt ngắn
Viêm dạ dày mạn: là hiện tượng axit dạ dày bị nhiễm trùng, gây ra những tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Điều đó có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày của chúng ta.
Để nhận biết tình trạng bệnh, bạn nên quan tâm tới viêm loét dạ dày có triệu chứng gì. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và vị trí viêm loét tại dạ dày mà sẽ có các biểu hiện khác nhau. Viêm loét dạ dày cấp tính sẽ có các dấu hiệu rõ ràng và nhiều hơn.
Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong loét dạ dày - tá tràng. Cảm giác này xảy ra ngay sau khi ăn trong loét dạ dày và 2-3 giờ sau bữa ăn trong loét tá tràng. Cơn đau thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày vẫn co bóp, bài tiết dịch vị khi thức ăn đã được tiêu hóa hết gây kích thích niêm mạc dạ dày.
Đau âm ỉ vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày
Cảm giác chướng căng tức bụng vùng trên rốn khiến bệnh nhân không có cảm giác thèm ăn, mệt mỏi. Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng, khó chịu vùng ngực, sau xương ức
Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn. Sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn nếu ổ loét gây hẹp môn vị (hẹp đường xuống, làm thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày). Có thể gặp nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen (như bã cà phê) do chảy máu ổ loét.
Viêm loét dạ dày làm cho bệnh nhân mệt mỏi, đắng miệng, giảm vị giác, không muốn ăn. Đây là biểu hiện mà hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải.
Viêm loét dạ dày gây ra chứng bệnh táo bón hoặc tiêu chảy, đây chính là triệu chứng của chức năng tiêu hóa bị rối loạn.
Những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường khiến bệnh nhân giảm cân nhanh. Bởi nó cản trở khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, mất ngủ.
Đối với người bị viêm loét dạ dày, những cơn đau kèm theo các triệu chứng khác gây ảnh hưởng tới chất lượng sống và công việc, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể trở thành mạn tính, dẫn tới nhiều biến chứng:
Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối. Khi bệnh tiến triển nặng lên, đau thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội.
Là tình trạng dạ dày bị chảy máu do các vết viêm loét làm tổn thương, khi bị chảy máu phân thường đen như bã cà phê, có mùi khẳm khó chịu.
Nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nhưng không xuất hiện các triệu chứng như đau bụng hoặc triệu chứng đau rất mơ hồ. Những trường hợp đột nhiên bị thủng dạ dày mà không được cấp cứu kịp thời thì dễ dẫn tới viêm phúc mạc và rất dễ tử vong.
Viêm loét dạ dày kéo dài gây biến chứng xuất huyết dạ dày
Rất nhiều người bị viêm loét dạ dày sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao biến chứng thành ung thư, đặc biệt là những trường hợp viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị và viêm loét hang vị.
Viêm loét dạ dày là bệnh lý có thể gây các biến chứng nặng nề nếu không điều trị sớm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm loét dạ dày cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hoặc liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646866 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn.
Việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm loét, giai đoạn phát bệnh của bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ xét qua bệnh sử của bệnh nhân để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu đang gặp phải các cơn đau do bệnh gây ra thì câu hỏi thường trực của bạn chắc hẳn là viêm loét dạ dày uống thuốc gì. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng sau:
Thuốc kháng sinh: tetracycline, amoxicillin, metronidazole, clarithromycin… giúp tiêu diệt vi khuẩn HP
Thuốc ức chế bơm proton: ansoprazole, pantoprazole, esomeprazole… giúp giảm tiết axit dạ dày
Thuốc kháng thụ thể H2: cimetidine, ranitidine, nizatidine…
Thuốc trung hòa axit dạ dày: maalox, mylanta…
Thuốc tạo màng bọc dạ dày
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc tây
Trong các trường hợp bệnh không đáp ứng với thuốc hoặc xảy ra biến chứng sẽ cần can thiệp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đa số bệnh nhân bị biến chứng hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày sẽ phải chỉ định cắt dạ dày. Cụ thể là:
Cắt dây thần kinh phế vị.
Cắt 1/2 dạ dày.
Cắt 3/4 dạ dày.
Cắt một phần dạ dày.
Ngày nay, để đối phó với tình trạng viêm loét dạ dày, nhiều người có xu hướng sử dụng các giải pháp từ thảo dược, trong đó, Gaskul là sản phẩm đang được đông đảo người bệnh lựa chọn và tin dùng.
Sản phẩm Gaskul có thành phần chính là chè dây và nano curcumin. Curcumin trong nghệ là 1 loại thảo dược quen thuộc với người bệnh dạ dày. Nghệ giúp kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ các vết loét tại dạ dày. Chè dây có tác dụng diệt khuẩn, giảm độ acid tại dạ dày, giúp các tổn thương tại dạ dày nhanh liền lại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh chè dây có tác dụng giảm ợ hơi, ợ chua, ổn định huyết áp, thanh lọc cơ thể.
Nhờ sự kết hợp 2 nguyên liệu nay, Gaskul mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tối đa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, đau nóng vùng thượng vị, ung thư dạ dày.
Bổ sung viên uống Gaskul hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Để phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng, chúng ta cần xây dựng và thực hiện một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học.
Hạn chế thức ăn làm thay đổi môi trường PH dạ dày như các thức ăn có vị cay, chua, gia vị tiêu, giấm, ớt, tỏi…
Hạn chế yếu tố tăng tiết dịch vị như thức ăn giàu béo, cà phê, trà đặc, rượu, đồ uống có gas, thức ăn muối chua, nhiều muối…
Nên ăn thức ăn nấu mềm, chín, giàu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho niêm mạc ruột như: Sữa, cháo, súp hay các món hầm mềm, ninh. Tránh ăn thực phẩm thô cứng, nhiều xơ, gân…
Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm. Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ngay.
Nên ăn nhiều bữa trong ngày. Không ăn no quá hay để đói quá. Ăn nhẹ, bữa cuối cách giờ đi ngủ khoảng 3 giờ. Không ăn khuya quá tránh dạ dày hoạt động quá tải về đêm..
Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
Tránh suy nghĩ căng thẳng, stress.
Hạn chế sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá.
Sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Bất cứ dấu hiệu nào bất thường về vùng thượng vị cũng không nên chủ quan lơ là mà phải đi khám ngay lập tức để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bạn cũng nên thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, từ đó phòng ngừa mọi bệnh tật. Nếu còn bất kì thắc mắc gì về bệnh viêm loét dạ dày, hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646866 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223